Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Ngưỡng nghe - Ngưỡng đau của tai người

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Nếu âm thanh quá nhỏ, tai người không nghe được. Các nhà khoa học xác định  cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người nghe được gọi là ngưỡng nghe, có cường độ âm thanh chuẩn Io = 10-12 W/m2 ứng với tần số 1kHz.

Một âm thanh có cường độ I tính theo đơn vị W/m2, được đổi sang thang đo đề-xi-ben theo công thức L=10 log(I/Io).

Nếu I = Io, ta có L = 0dB. Dễ nhớ, dễ hiểu hơn đơn vị W/m2 vì cứ 0 dB coi như chớm nghe được âm thanh.

Nếu I < Io, tai người không nghe được, nhưng micro vẫn có thể thu được để đưa vào khối xử lý âm thanh.

Nếu I > Io, tai nghe được, nhưng nếu I > 130 dB tai bị đau nên gọi là ngưỡng đau.

Tai người nghe được trong phạm vi cường độ âm thanh từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau, tức 0 dB đến 130 dB.

Để tiện tính toán, kỹ thuật âm thanh chọn ngưỡng nghe và ngưỡng đau ứng với âm thanh có tần số 1kHz. Trên thực tế, ngưỡng nghe và ngưỡng đau sẽ khác nhau khi thay đổi tần số.

Tiếng còi xe lửa ở khoảng cách 1m đạt 120 dB. Để nghe đã tai, dàn nhạc Disco cần tới 115 dB, Rock 110 dB, Pop 100 dB, giao hưởng 90 dB.

Phụ nữ và âm thanh.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét