Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Khúc xạ là hiện tượng ánh sáng đổi hướng khi đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Khi nhúng chiếc đũa vào một ly nước ta thấy chiếc đũa bị gãy khúc tại vị trí mặt nước.

NGUYÊN NHÂN GÂY KHÚC XẠ. Chiết xuất của môi trường truyền ảnh hưởng đến tốc độ truyền của ánh sáng. Vì vậy, khi ánh sáng đi từ không khí vào môi trường trong suốt khác như thủy tinh, nước thì tốc độ truyền chậm lại và thay đổi hướng truyền của ánh sáng.

Tuy nhiên, hiện tượng khúc xạ chỉ xảy ra khi tia sáng lệch so với bề mặt. Trường hợp tia sáng vuông góc với bề mặt tiếp xúc của hai môi trường trong suốt thì tốc độ thay đổi nhưng không đổi hướng.

Trường hợp góc tới rất nhỏ thì ánh sáng phản xạ khỏi bề mặt và gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.

Khúc xạ ánh sáng.


(Trần Ngọc Truyền chuyển ngữ từ cuốn Photography Lighting Techniques)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét