Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Khóa học kỹ thuật & bí quyết làm phim quảng cáo

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

ĐỐI TƯỢNG: Nhân viên kinh doanh/tiếp thị trong doanh nghiệp; Sinh viên các ngành Kinh tế, Quản trị, Kinh doanh, Điện tử, Tin học; Người khởi nghiệp kinh doanh.

THỜI LƯỢNG: 80 tiết.

MỤC TIÊU: Giúp học viên làm chủ kỹ thuật và bí quyết làm phim quảng cáo từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

NỘI DUNG:

- Các thủ pháp quảng cáo.

- Sáng tạo ý tưởng quảng cáo.

- Viết lời quảng cáo.

- Quay phim, ghi âm quảng cáo.

- Dựng phim quảng cáo.

Thực hành dựng phim quảng cáo sản phẩm, quảng cáo thương hiệu, giới thiệu doanh nghiệp,...

Video quảng cáo. (ảnh: nguồn internet)


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Bộ xương khô và công nghệ âm thanh hình ảnh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Website của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chẳng khác bộ xương khô vì không có nội dung gì hấp dẫn. Câu chữ về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp liệu hữu ích và hấp dẫn đối với khách hàng?

Cái khách hàng cần trên webiste của doanh nghiệp đó là nội dung (data, information, knowledge) hữu ích đối với họ.

Bản thân tôi cũng đang làm content marketing vì những thông tin từ facebook này ít nhiều hữu ích đối với học viên các khóa học.

Trong tháng 12/2015, chúng tôi sẽ triển khai các khóa học giúp doanh nghiệp phát triển nội dung phục vụ công tác tiếp thị hiệu quả hơn.

Cụ thể, đó là các khóa học: 1) Kỹ thuật & bí quyết dựng phim quảng cáo; 2) Kỹ thuật & bí quyết làm phim quảng cáo.

Đây là một hướng ứng dụng công nghệ âm thanh hình ảnh trong hoạt động của doanh nghiệp và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nội dung tiếp thị.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Content marketing và công nghệ âm thanh hình ảnh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Xu hướng marketing đang bùng nổ hiện nay đó là internet marketing. Nói nôm na là thực hiện các động thái tiếp thị trên internet như: email, facebook ads/fanpage/group, blog, vlog, forum, banner, google adword, SEO,...

Thế nhưng, chúng chỉ là kênh truyền. Điều quan trọng là nội dung (content) được gởi đi trên các kênh ấy. Nội dung tiếp thị tồn tại dưới những hình thức như: văn bản (text), audio (âm thanh), image (hình ảnh), inforgraphic (đồ hình), video (phim).

Đỉnh cao của content trong marketing đó là video vì khả năng truyền tải thông tin, cảm xúc rất lớn. Để làm được video quảng cáo, chắc chắn phải đắc thủ kỹ năng xử lý: text, audio, image,...

Trong tháng 12, chúng tôi sẽ triển khai các khóa học giúp doanh nghiệp phát triển nội dung quảng cáo để thực hiện content marketing hiệu quả hơn.

Cụ thể, đó là các khóa học: 1) Kỹ thuật & bí quyết dựng phim quảng cáo; 2) Kỹ thuật & bí quyết làm phim quảng cáo.

Content Marketing.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

LỆ RƠI và công nghệ âm thanh hình ảnh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Lệ Rơi, nickname của chàng trai có tên tục Nguyễn Đức Hậu, hành nghề trồng ổi.

Thế nhưng, với công nghệ ÂM THANH, HÌNH ÀNH trong chiếc laptop cùng  công nghệ INTERNET chàng đã nổi danh như cồn trong thiên hạ.

Dưới góc nhìn quảng bá thương hiệu, sản phẩm liệu có doanh nghiệp nào làm được như chàng với một chi phí bằng 0 như thế?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần khai thác hiệu quả hơn công nghệ ÂM THANH, HÌNH ẢNH cùng INTERNET trong tiếp thị.

Trong tháng 12/2015, chúng tôi sẽ triển khai các khóa học: 1) Kỹ thuật & bí quyết dựng phim quảng cáo; 2) Kỹ thuật & bí quyết làm phim quảng cáo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nguyễn Đức Hậu.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Công suất loa và chuyện nghe to nhỏ

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Bạn đang nghe âm thanh từ một cái loa, bây giờ tăng gấp 2 công suất loa. Liệu bạn cảm thấy âm thanh bự gấp 2 chăng? Không đâu, đời không như là mơ.!

Gọi L là cường độ âm thanh trong thang dB. Ta có L = 10log(I/Io), trong đó I là cường độ âm thanh tính theo đơn vị W/m2 và Io là cường độ ngưỡng nghe của tai người.

Khi tăng I gấp 2, ta có 10log(2I/Io) = 10log(I/Io) + 10log2 = L + 3dB. Nói cách khác, khi tăng I gấp 2 thì L chỉ tăng thêm 3dB. Trong thực tế, mức tăng này chẳng thấm vào đâu, tai người nghe thấy nhỉnh hơn chút đỉnh chứ chẳng ăn thua mấy.

Nếu tăng I gấp 4 lần, cường độ âm thanh tăng 6 dB, tạo nên cảm giác âm thanh bự rõ rệt, đáng đồng tiền bát gạo.

Khi tăng I lên 10 lần, cường độ âm thanh tăng 10 dB và tai người cảm thấy nghe to gấp đôi. Nói cách khác, để tăng cảm giác nghe to gấp đôi, bạn cần 10 cái loa thay cho 1 cái ban đầu (khoảng cách từ loa đến tai được giữ nguyên).

Âm thanh khủng.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Phi tuyến và tuyến tính trong kỹ thuật âm thanh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Một gói mì tôm giá 3.000 đồng, vậy N gói giá bao nhiêu? Đáp áp là N x 3.000 đồng. Liệu đúng hay sai?

Nếu N nhỏ tương đương bán lẻ, công thức trên là đúng vì được bên mua và bên bán chấp nhận. Tuy nhiên, khi N rất lớn, 10.000 gói chẳng hạn, công thức trên không còn đúng nữa do tiết kiệm được nhiều chi phí trong: vận chuyển, lưu kho, quản lý,...

Nói chung, các đại lượng trong thế giới thực hiếm khi quan hệ tỉ lệ thuận theo đường thẳng (tuyến tính) mà thường theo đường cong (phi tuyến). Ưu điểm của quan hệ tuyến tính là dễ hiểu, dễ nhớ.

Do đó, một nhu cầu đặt ra là chuyển đổi thang đo từ phi tuyến sang tuyến tính. Chẳng hạn, mức độ nghe to nhỏ của tai người có quan hệ phi tuyến với cường độ âm thanh theo thang W/m2 nhưng lại tuyến tính theo thang dB.

Ví dụ: khi tăng cường độ âm thanh gấp 10 lần tai người chỉ cảm nhận âm thanh to gấp 2 lần thôi. Tại sao? Hãy bắc thang lên hỏi ông trời đã thiết kế tai người như thế.

Tăng cường độ âm thanh gấp 100 lần thì tai người nghe bự gấp 4. Ngộ ghê.

Âm thanh và tai người.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Lắng nghe âm thanh phát ra từ người đẹp

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Cái đẹp chủ yếu được chuyển tải qua hình ảnh đến con mắt nên người đẹp thường quan tâm đến hình thể, phục trang và trang sức.

Thế nhưng, âm thanh cũng được người đẹp chú trọng để nâng cái đẹp của mình lên một tầm cao mới. Chẳng hạn, luyện nói luyện hát để tiếng nói tiếng hát êm ái, quyến rũ hơn.

Âm thanh không chỉ phát ra từ mồm mà còn từ những bộ phận khác, chẳng hạn từ ngón tay khi tung tăng phím đàn.

Âm thanh từ người đẹp.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Ngưỡng nghe - Ngưỡng đau của tai người

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Nếu âm thanh quá nhỏ, tai người không nghe được. Các nhà khoa học xác định  cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người nghe được gọi là ngưỡng nghe, có cường độ âm thanh chuẩn Io = 10-12 W/m2 ứng với tần số 1kHz.

Một âm thanh có cường độ I tính theo đơn vị W/m2, được đổi sang thang đo đề-xi-ben theo công thức L=10 log(I/Io).

Nếu I = Io, ta có L = 0dB. Dễ nhớ, dễ hiểu hơn đơn vị W/m2 vì cứ 0 dB coi như chớm nghe được âm thanh.

Nếu I < Io, tai người không nghe được, nhưng micro vẫn có thể thu được để đưa vào khối xử lý âm thanh.

Nếu I > Io, tai nghe được, nhưng nếu I > 130 dB tai bị đau nên gọi là ngưỡng đau.

Tai người nghe được trong phạm vi cường độ âm thanh từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau, tức 0 dB đến 130 dB.

Để tiện tính toán, kỹ thuật âm thanh chọn ngưỡng nghe và ngưỡng đau ứng với âm thanh có tần số 1kHz. Trên thực tế, ngưỡng nghe và ngưỡng đau sẽ khác nhau khi thay đổi tần số.

Tiếng còi xe lửa ở khoảng cách 1m đạt 120 dB. Để nghe đã tai, dàn nhạc Disco cần tới 115 dB, Rock 110 dB, Pop 100 dB, giao hưởng 90 dB.

Phụ nữ và âm thanh.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Equalizer - Bộ cân bằng âm sắc âm thanh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Để âm thanh hay hơn, cần điều chỉnh âm sắc. Âm sắc là đặc tính tâm lý của âm thanh và được chi phối định bởi đặc tính vật lý của âm thanh.

Do đó, để điều chỉnh âm sắc, chúng ta điều chỉnh phổ và biên độ của âm thanh.

Nếu tăng hoặc giảm cường độ âm thanh trên toàn bộ phổ 20Hz-20kHz thì tai nghe thấy to hoặc nhỏ hơn nhưng âm sắc vẫn như thế.

Do đó, để điều chỉnh âm sắc, chúng ta cần điều chỉnh cường độ âm thanh của từng vùng phổ trong phạm vi 20Hz-20kHz.

Chẳng hạn, trên các đầu karaoke đơn giản có 3 núm LOW (hoặc Bass), MID, HIGH (hoặc Treble) để tăng giảm cường độ âm thanh của các vùng phổ tương ứng: 20Hz-250Hz, 250Hz-6kHz, 6kHz-20kHz.

Ba núm LOW, MIDS, HIGH thuộc về chức năng của EQUALIZER - bộ cân bẳng âm sắc. Với các equalizer cao cấp, có hàng chục núm để phân nhỏ vùng phổ và sự cân bằng càng tinh tế hơn.

Equalizer.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Đặc trưng âm sắc của mỗi giọng hát

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Phổ âm thanh của tiếng nói nằm trong phạm vi 20Hz - 20KHz, về cơ bản trùng với phổ âm thanh mà tai người nghe được.

Tuy nhiên, chất giọng của mỗi người khác nhau do phổ âm thanh phát ra khác nhau, tạo nên âm sắc khác nhau.

Ca sĩ PHAN ĐÌNH TÙNG có giọng nam cao (năng lượng âm thanh trội hơn ở vùng phổ trên 6kHz).

Giọng hát của ca sĩ LAM TRƯỜNG được xếp vào nhóm nam trung (năng lượng âm thanh chiếm ưu thế trong phạm vi 250Hz - 6kHz).

Còn Huỳnh Minh Hưng có nghệ danh ĐÀM VĨNH HƯNG ứng với giọng nam trầm (năng lượng âm thanh dưới 250Hz nhỉnh hơn).

Mỗi chất giọng chỉ phù hợp với một số giai điệu và tiết tấu. Nếu chọn lựa bài hát không hợp lý sẽ có chất lượng âm thanh kém, không cạnh tranh được với đối thủ, thậm chí nghe như đấm vào tai.

Mời quý vị lắng nghe bài hát ANH CÒN NỢ EM qua tiếng hát nam trầm của Mr. ĐÀM tại (link) và qua chất giọng nam cao của PHAN ĐÌNH TÙNG tại (link).

Phan Đình Tùng.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Đặc tính sinh lý của âm thanh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

ĐỘ CAO CỦA ÂM: là đặc tính sinh lý của âm. Âm có tần số nhỏ gọi là âm trầm, tần số cao ứng với âm cao, giữa vùng âm trầm và âm cao là âm trung.

ĐỘ TO CỦA ÂM: là đặc tính sinh lý của âm. Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ và tần số của âm.

SẮC THÁI CỦA ÂM (ÂM SẮC): là đặc tính sinh lý của âm, phụ thuộc vào cường độ và phổ của âm. Trong âm nhạc, âm sắc thể hiện phẩm chất của một nốt nhạc hoặc âm thanh.

Dựa vào âm sắc có thể phân biệt được âm thanh của các nhạc cụ trong cùng một ban nhạc đang chơi.

Âm sắc tạo nên bản sắc tiếng hát của mỗi ca sĩ. Việc điều chỉnh âm sắc để tiếng hát hay âm nhạc hay hơn là cần thiết và thực hiện được.

Dàn nhạc.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Mixer - Bộ trộn âm thanh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Trên sân khấu, có nhiều nguồn âm thanh khác nhau như: diễn viên, nhạc cụ. Mỗi diễn viên, mỗi nhạc cụ là một nguồn âm thanh riêng biệt. Để có được âm thanh tổng thể cần trộn chúng lại.

Mix là trộn (động từ), Mixing là chuyện trộn (danh từ), còn Mixer là bộ trộn âm thanh. Ở các đầu karaoke đơn giản, bộ trộn có 4 ngõ vào gồm: 2 kênh đầu vào micro, 1 kênh music lấy từ đĩa CD ra và 1 kênh Eco để tạo hiệu ứng âm thanh.

Tuy nhiên, với các mixer xử lý âm thanh hậu kỳ điện ảnh, có đến 24 kênh tín hiệu đầu vào, thậm chí nhiều hơn nếu ghép nối. Ngoài ra, còn có hàng chục đến hàng trăm kênh (ảo) với tín hiệu được lấy ra từ các file thu âm sẵn.

Mixer.


Trần Ngọc Truyền biên soạn.

Amplifier - Bộ khuếch đại âm thanh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Amplify là khuếch đại (động từ), Amplification là sự khuếch đại (danh từ), còn Amplifier là bộ khuếch đại. Tuy nhiên, thiên hạ thường dùng từ Ampli để chỉ bộ khuếch đại âm thanh cho trơn mồm.

Chức năng của bộ khuếch đại âm thanh là làm bự tín hiệu âm thanh, khi đưa ra loa sẽ có âm thanh bự về cường độ.

Trên thiết bị âm thanh, các núm có tên Volume hoặc Gain ứng với chức năng điều chỉnh hệ số khuếch đại. Trái lại, trong một số phần mềm xử lý âm thanh, hệ số khuếch đại có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi tham số.

Liên quan đến yếu tố công suất, bộ khuếch đại âm thanh được chia làm hai nhóm. Thứ nhất, bộ khuếch đại công suất để đưa tín hiệu mạnh ra loa - chỉ tập trung cho sứ mệnh làm bự âm thanh.

Thứ hai, bộ khuếch đại tích hợp với bộ trộn (mixer) và bộ cân chỉnh âm sắc (equalizer). Khi đó, mỗi kênh tín hiệu đầu vào đều có núm chỉnh mức khuếch đại riêng. Ngoài ra, sau khi trộn âm thanh để có âm thanh tổng hợp, lại có núm chỉnh âm lượng cho tín hiệu này.

Bộ khuếch đại.


Đặc trưng của lĩnh vực âm thanh - ánh sáng

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

THỨ 1: KỸ THUẬT. Nền tảng là công nghệ âm thanh, công nghệ ánh sáng, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng,... Các công nghệ nền tảng phát triển cực nhanh thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực âm thanh ánh sáng, chẳng hạn ánh sáng laser.

THỨ 2: NGHỆ THUẬT. Bên cạnh tác động về mặt vật lý, sinh lý của âm thanh ánh sáng, còn có tác động về mặt tâm lý, làm thay đổi nhận thức, cảm xúc của khán thính giả. Chất lượng nghệ thuật của âm thanh Dolby hơn hẳn so với âm thanh stereo và một minh chứng.

THỨ 3: KINH TẾ. Mỗi dự án âm thanh ánh sáng có yêu cầu mức độ kỹ thuật và nghệ thuật khác nhau tương ứng với mức đầu tư kinh phí. Chẳng hạn,  dây dẫn tín hiệu âm thanh có loại giá vài ngàn đồng nhưng có loại đến vài ngàn USD.

Đặc trưng.


Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Bài giảng môn học ÂM THANH ĐIỆN ẢNH

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)


MÔN HỌC: ÂM THANH ĐIỆN ẢNH
ĐỐI TƯỢNG: Sinh viên ĐH-CĐ năm 3, học kỳ 5.

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ÂM THANH ĐIỆN ẢNH

BÀI 2: CÁC LOẠI MICRO VÀ BỐ TRÍ MICRO
                         
BÀI 3: CÂN CHỈNH ÂM SẮC TIẾNG NÓI VÀ ÂM NHẠC


Trần Ngọc Truyền biên soạn.