Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Các tầng âm thanh trong điện ảnh

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Chuyên gia âm thanh David Sonnenschein chia âm thanh ra 6 tầng:

- TẦNG TRONG CÙNG: Tôi nghĩ (I think), là âm thanh phát ra từ tâm tưởng của nhân vật, không ai khác ngoài khán giả có thể nghe được. Ví dụ: âm thanh trong những giấc mơ hoặc ký ức, những lời nội tâm của nhân vật.

- TẦNG THỨ 2: Tôi là (I am), là âm thanh được tạo ra từ chủ thể. Ví dụ: tiếng tim đập, tiếng nói, tiếng thở, tiếng dạ dày réo khi đói.

- TẦNG THỨ 3: Tôi chạm (I touch), là âm thanh tạo ra bởi tác động của nhân vật tới thế giới bên ngoài. Ví dụ: tiếng bước chân, tiếng các đồ vật khi được con người chạm tới. Đây cũng chính là xuất phát điểm của việc lồng tiếng động trong studio bằng cách chạm vào các đồ vật.

- TẦNG THỨ 4: Tôi thấy (I see), là âm thanh khi nhân vật có thể nhìn thấy nguồn phát của âm thanh đó. Ví dụ: miệng chuyển động cùng với lời nói thoát ra, tiếng xe hơi chạy qua, tiếng TV.

- TẦNG THỨ 5: Tôi biết (I know), là âm thanh off screen (ngoài màn hình), nhân vật không thể nhìn thấy nguồn phát nhưng vẫn có thể nhận biết được đây là âm thanh do vật hoặc hành động nào tạo ra. Ví dụ: tiếng người nói chuyện ngoài tầm mắt, tiếng mưa rơi, gió thổi bên ngoài căn phòng.

- TẦNG NGOÀI CÙNG: Tôi không biết (I don’t know): là âm thanh mà nhân vật không biết đó là âm thanh biểu trưng cho điều gì và đến từ đâu. Ví dụ: những tiếng động gây tranh cãi về nguồn phát của nó, hoặc những ngôn ngữ mà ta không hiểu.

Nắm rõ được 6 tầng âm thanh này, kỹ thuật viên âm thanh có thể áp dụng vào bộ phim để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ; đối với tầng âm thanh “Tôi không biết”, khi sử dụng những âm thanh dạng này có thể gây nên sự ngạc nhiên, sự kinh hoàng, hoặc tạo ra tiếng cười cho khán giả.

Tầng âm thanh trong cùng. (ảnh: nguồn internet)


Trần Ngọc Truyền tổng hợp từ rgb.vn và nguồn khác trên internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét