Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Ánh sáng tác động trên vật liệu đục

Các bài viết về lĩnh vực Âm thanh - Ánh sáng (link)

Khi chiếu ánh sáng vào vật liệu đục, tùy thuộc vào màu sắc và kết cấu bề mặt của vật liệu mà một phần ánh sáng phản xạ trở lại và phần còn lại bị hấp thụ dưới dạng nhiệt.

Bề mặt có tông màu càng tối thì hấp thụ ánh sáng càng nhiều, ngược lại bề mặt có tông màu càng sáng thì hấp thụ ánh sáng càng ít. Vì vậy, bề mặt càng tối thì phản xạ càng ít, bề mặt càng sáng thì phản xạ càng mạnh.

Màu của ánh sáng phản xạ tùy thuộc vào màu của vật liệu. Ví dụ, khi chiếu ánh sáng trắng lên một tấm bảng màu lam thì chỉ có ánh sáng màu lam phản xạ còn các thành phần khác bị hấp thụ.

Đó là lý do tại sao tấm bảng có màu lam. Tương tự, vật liệu có màu đỏ phản xạ ánh sáng màu đỏ, vật liệu có màu lục phản xạ ánh sáng màu lục.

Ví dụ, chiếu ánh sáng màu đỏ lên tấm bảng màu lam thay vì ánh sáng trắng khi đó không có phổ màu lam để phản xạ nên tất cả đều bị hấp thụ - kết quả là tấm bảng có màu đen khi nhìn dưới ánh sáng màu đỏ.

Tác động của vật liệu đục.


(Trần Ngọc Truyền chuyển ngữ từ cuốn Photography Lighting Techniques)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét